Cách làm túi giữ nhiệt như thế nào, có khó không? Hướng dẫn cách làm túi giữ nhiệt đơn giản dễ làm tại nhà sẽ giúp bạn hiểu rõ và có thể làm theo từng bước một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mời bạn cùng xưởng Balo Túi Xách Việt theo dõi cách làm nhé!
1. Túi giữ nhiệt là gì? Đặc tính, chất liệu, cấu tạo túi
Là loại túi được dùng rất phổ biến trong những năm trở lại đây, đặc biệt là người dùng là sinh viên, học sinh, thầy cô giáo và người đi làm công sở,…
1.1 Túi giữ nhiệt là gì?
Là loại túi có tác dụng để giữ nhiệt cho hộp cơm, thức ăn, bình sữa hoặc là bảo quản thực phẩm được đảm bảo hơn.
1.2 Chất liệu
Là loại túi giúp giữ ấm, lạnh lâu nên túi sẽ có chất liệu hơi khác so với các loại túi thông thường.
1.2.1 Chất liệu bên ngoài túi giữ nhiệt
Chất liệu của sản phẩm thường có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của chúng. Nếu sử dụng thường xuyên, bạn nên chọn túi được làm bởi chất vải bên ngoài dày dặn, cho khả năng chống thấm nước tốt sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
1.2.2 Chất liệu bên trong
Khả năng giữ nhiệt tốt ở mức nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố đặc thù và trực tiếp nhất phải kể đến chính là chất vải bên trong. Có 02 loại chất liệu chính và thường được những nhà sản xuất lựa chọn như:
- Chất vải bạc bọc xốp: có những đường vân nổi, cho khả năng giữ nhiệt được đánh giá ở mức khá ổn.
- Chất liệu bạc Peva: thường được in trơn, ở giữa lớp vải ngoài và bên trong sẽ có thêm một lớp bông mỏng, cho khả năng giữ nhiệt rất tốt. Loại này thường được sử dụng cho các dòng sản phẩm túi cao cấp.
1.3 Các loại túi giữ nhiệt phổ biến
Tùy thuộc vào thiết kế, chất liệu và tính năng của từng sản phẩm mà cách sử dụng sẽ khác nhau. Chúng tôi tạm thời phân thành 02 loại sản phẩm chính, gồm có:
1.3.1 Túi giữ nhiệt sử dụng nguồn điện
Để bảo quản đồ ăn tốt nhất trong khoảng thời gian dài, loại dùng nguồn điện là có thể giữ đồ ăn lâu, dễ dàng hâm nóng hay làm lạnh bất kể khi nào bạn muốn.
1.3.2 Túi đựng hộp cơm giữ nhiệt không dùng điện
Những sản phẩm túi không có dây cắm điện đi kèm, hầu hết đều là loại túi giữ nhiệt bình sữa, bình nước, hộp cơm,….có thiết kế nhỏ gọn nên được dùng phổ biến mỗi ngày. Cấu tạo là không có nguồn điện nên khả năng bảo quản đồ ăn khá ngắn hơn so với loại dùng nguồn điện.
2. Lợi ích của túi giữ nhiệt
Công dụng chính là để giữ nhiệt thức ăn luôn ở nhiệt độ tươi ngon cần thiết. Tuy nhiên, thực tế loại túi này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng rất nhiều.
2.1 Đảm bảo sức khỏe khi sử dụng thực phẩm bên trong túi
Độ tươi ngon của thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, đây sẽ là món đồ cực kỳ cần thiết với những người có hệ tiêu hóa không tốt, hoặc muốn ăn ngon miệng hơn với các loại đồ ăn, thức uống dùng khi nóng hoặc lạnh.
2.2 Là giải pháp hoàn hảo thời hiện đại
Tất nhiên chúng ta cũng vẫn đang dùng những hộp nhựa cao cấp để đem theo bất kì đâu, với một số thức ăn cần nóng, thức uống cần lạnh, hay túi giữ nhiệt giao hàng để thực phẩm tươi sống luôn tươi là rất cần thiết.
2.3 Là món phụ kiện du lịch tiện ích
Ngày nay, trong cách chuyến đi chơi, du lịch xa người ta thường mang theo túi giữ nhiệt. Mang theo nước uống, thức ăn nóng được bảo quản tốt nhờ túi giữ nhiệt sẽ giúp chúng ta duy trì được sức khỏe tốt, tiện lợi hơn bao giờ hết, nhất là các chuyển đi xa, lâu dài.
Sau khi hiểu được hết các lợi ích và cấu tạo, thể loại túi muốn may thì ngay bây giờ chúng ta cùng xem hướng dẫn để tiến hành may túi nhé!
3. Hướng dẫn cách làm túi giữ nhiệt bốc hơi
Có các loại túi giữ nhiệt như là: túi sưởi bốc hơi, túi sưởi có mùi hương, túi giữ nhiệt mùa đông/ túi sưởi. Trong phần này chúng ta cùng xem hướng dẫn và làm túi giữ nhiệt bốc hơi thường dùng nhất.
3.1 Nguyên liệu chuẩn bị
- Khăn
- Nước
- Lò vi sóng hoặc ấm nước
- Túi nhựa có khóa vuốt
- Khăn tắm khô hoặc vỏ gối
- Dụng cụ gắp
3.2 Cách làm túi giữ nhiệt bốc hơi gồm 7 bước cơ bản
Vừa tham khảo chúng ta vừa làm theo từng bước luôn nhé.
Bước 1 – Làm ẩm khăn sạch:
Dùng chiếc khăn đã chuẩn bị đem xả nước cho khăn thấm nước đều, tới khi thấy khăn nhỏ nước xuống là được; bạn gấp khăn ngay ngắn và cho khăn ẩm vào túi nhựa có khóa vuốt.
Bước 2 – Cho túi đựng khăn vào lò vi sóng:
Sau khi xếp khăn ướt gọn gàng vào trong túi nhựa, bạn không cần kéo khóa túi bọc mà để vậy và bỏ vào lò vi sóng. Để đạt được độ nóng như mong muốn thì bạn có thể điều chỉnh thời gian làm nóng từ 30 – 60s.
Bước 3 – Sử dụng ấm nước để thay thế
Nếu như ở nhà không có lò vi sóng, bạn có thể làm nóng khăn bằng ấm. Đun sôi một ít nước và cho khăn vào bát sạch và đổ nước nóng lên khăn. Sau đó bạn để trong 1 phút, khi đã thấy khăn nóng đều thì dùng dụng cụ để gắp khăn nóng cho vào túi giữ nhựa có khóa kéo.
Bước 4 – Xử lý túi nhựa
Hơi nước nóng rất cũng có thể làm bỏng da tay, vậy nên bạn lưu ý: Khi mở cửa lò vi sóng hãy chờ đợi hơi nước trong lò thoát bớt ra ngoài rồi mới lấy dụng cụ gắp túi nhựa nóng ra khỏi lò.
Bước 5 – Đóng kín khăn trong túi
Hơi nước nóng sẽ được tích tụ bên trong túi nhựa, khi tiến hành kéo khóa túi nhựa để an toàn bạn không nên trực tiếp dùng tay, hãy kéo khóa túi qua một lớp khăn hoặc là dùng găng tay nhà bếp.
Bước 6 – Cuộn túi nhựa trong khăn sạch
Tuyệt đối không nên đặt túi nhựa nóng trực tiếp lên vùng da cần làm ấm. Để không bị bỏng, bạn hãy quấn khăn sạch xung quanh túi nhựa. Lưu ý là lớp khăn không cần quá dày, chỉ cần khăn mỏng thôi để nó không làm ảnh hưởng đến quá trình tỏa nhiệt, làm ấm của túi nhựa.
Bước 7 – Sau cùng là đặt túi chườm đã quấn khăn lên da
Khi túi chườm đã được bạn quấn khăn xung quanh rồi, hãy canh chừng mức nhiệt độ đạt vừa phải thì có thể đặt túi chườm lên vùng cơ thể cần làm ấm.
4. Nên dùng túi giữ nhiệt khi nào?
Cách làm túi giữ nhiệt đã xong, tốt nhất là bạn nên dùng túi giữ nhiệt khi:
4.1 Chườm ấm lên vùng cơ bị đau
Túi giữ nhiệt có tác dụng vận chuyển thêm máu và oxi đều, đủ về vị trí đau cơ để có thể giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vùng cơ tổn thương. Khi hơi nóng từ túi giữ nhiệt tỏa ra sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau và “êm” hơn.
4.2 Dùng túi chườm ấm bốc hơi chữa chuột rút
Nếu như các cơn co rút cơ thường xuyên xảy ra, tốt nhất bạn nên hạn chế vận động mạnh, cần nghỉ ngơi nhiều. Sau 3 ngày khi các cơn chuột rút giảm hẳn, hãy chườm ấm để tăng tốc độ chữa lành tổn thương.
4.3 Chườm ấm hoặc chườm lạnh để điều trị cứng khớp và đau khớp
- Chườm lạnh, tức là kiểu như bạn gây tê nhanh vị trí khớp, xương đang bị đau. Chườm lạnh sẽ giúp co mạch máu, việc này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn.
- Chườm ấm, giúp cho lượng máu dồn về phần khớp, xương đang đau được nhiều hơn và giúp máu tuần hoàn dễ dàng hơn. Hơi ấm sẽ giúp cho các mạch máu, giãn mô và dây chằng nên bạn sẽ thấy chuyển động dễ dàng hơn.
5. Lưu ý khi dùng túi giữ nhiệt
- Túi giữ nhiệt rất tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý cách dùng như sau:
- Không áp dụng cách chườm nhiệt nếu như bạn đang mắc một số vấn đề sức khỏe
- Thai phụ, người bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc là mắc bệnh tim mạch tránh việc thường xuyên chườm ấm.
- Không chườm ấm đối với người bị chấn thương cấp tính
- Nếu bạn bị bong gân, bị sai khớp không nên áp dụng cách chườm ấm mà hãy dùng cách chườm lạnh.
- Không nên chườm ấm quá 20 phút/lần.
- Đặt túi nhựa trong lò vi sóng nên dưới 1 phút.
- Không chườm ấm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Không nên đặt trực tiếp túi giữ nhiệt lên vùng da cần làm ấm.
6. Đặt may túi giữ nhiệt ở đâu giá rẻ, chất lượng tại TPHCM?
Xưởng BALO TÚI XÁCH VIỆT chuyên sản xuất, gia công, may túi giữ nhiệt theo yêu cầu có uy tín và kinh nghiệm hoạt động trong ngành hơn 7 năm qua. Chúng tôi hoàn toàn tự hào được là đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Cách làm túi giữ nhiệt mà bạn vừa tham khảo ở trên hy vọng sẽ có ích và bạn may được một sản phẩm túi đẹp nhé! Mọi thông tin về đặt hàng sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua, Hotline: 0909 924 075.