0909 1568 04

Banner Blog

GÓC TIN TỨC
TRANG CHỦ / Vải Fabric Là Gì? Hướng Dẫn Phân Biệt Vải Fabric Và Textile Chuẩn

Vải Fabric Là Gì? Hướng Dẫn Phân Biệt Vải Fabric Và Textile Chuẩn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau. Mỗi chất liệu đều có những đặc tính, nguồn gốc và tên gọi riêng biệt. Vậy đã bao giờ bạn nghe đến chất liệu vải fabric chưa? Bạn có thắc mắc đây là loại vải như thế nào không? Hay bạn đã từng nhầm lẫn giữa chất liệu này cùng với textile? Nếu có thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay để hiểu rõ hơn về loại vải này nhé. 

1. Vải fabric là vải gì?

Nhiều bạn chắc có lẽ khá băn khoăn khi nghe đến tên gọi của chất liệu này. Thật tế, Fabric trong tiếng Anh có nghĩa là các chất liệu vải dùng trong may mặc. Chúng được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Đôi khi là sợi dệt, hoặc đôi khi là sợi không dệt.

Vải fabric là vải gì?
Vải fabric là vải gì?

Các chất liệu vải Fabric được sản từ nhiều phương pháp kỹ thuật đa dạng. Chẳng hạn như kỹ thuật đan, dệt và móc,… Tuy nhiên, phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vẫn là các loại vải fabric được sản xuất từ phương pháp dệt.

Vải Fabric tương đối đa dạng về phân loại. Từ các kiểu vải cổ điển như tuyn thêu, ren gợi cảm hay vải tweed tinh tế. Cho đến các chất liệu vải thông dụng hàng ngày.

2. Nguồn gốc xuất xứ của vải fabric

Nguồn gốc của vải fabric cũng khá phong phú và đang dạng. Chúng có thể là sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay côn trùng. Hoặc các loại sợi nhân tạo được làm từ dầu thô, than đá,…

Nguồn gốc xuất xứ của vải fabric
Nguồn gốc xuất xứ của vải fabric

Trong đó, sợi dệt xuất xứ từ thực vật vẫn được xem là chất liệu phổ biến nhất. Chúng thường được lấy từ xơ, bông của các loài cây như: tre, bông, thông, vân sam,… Và được biết đến với tên gọi vải cotton, vải lanh, vải rayon,…

Ngoài ra, sợi động vật cũng được sử dụng tương đối rộng rãi. Trong đó có thể kể đến như: len lông cừu, alpaca,… Các chất liệu sợi này được sản xuất chủ yếu từ việc cắt hoặc chải lông động vật.

3. Sự khác nhau giữa fabric và textile

Một số ít người dùng có lẽ gặp không ít khó khăn trong việc phân biệt 2 tên gọi này. Bởi chúng là những từ ngữ chuyên ngành trong ngành may mặc. Thực tế, tuy 2 tên gọi này đều nói về vải vóc nhưng về ý nghĩa lại thuộc về 2 lĩnh vực khác nhau. 

Để nắm rõ hơn, chúng ta hãy phân tích chúng thông qua 3 khía cạnh dưới đây:

3.1 Dựa vào thuật ngữ

Vải fabric, hay từ fabric là từ dùng để chỉ các chất liệu vải dùng trong việc may mặc

Còn Textile là từ ngữ dùng để chỉ ngành dệt may. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh

3.2 Dựa vào ứng dụng

Nói một cách đơn giản, Fabric là chất liệu vải dùng để may quần áo. Chúng được sản xuất qua nhiều công đoạn quy trình khác nhau như: dệt, đan, móc,… nhằm tạo nên chất liệu vải thành phẩm

Textile ngược lại mang ý nghĩa khá mơ hồ. Textile có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa thành phẩm. Do vậy, về công dụng không thể nói cụ thể

3.3 Dựa vào nguyên liệu

Nguyên liệu tạo thành vải fabric có thể là sợi không dệt hoặc sợi dệt, đan, móc,… Và chúng có nguồn gốc từ thực vật, động vật, dầu thô,…

Trái lại, textile có thể là sợi, là vải. Hoặc thậm chí là sự kết hợp giữa 2 chất liệu này nhằm tạo thành một chất liệu mới.

Xem ngay: Vải cordura là gì? Ưu điểm và những ứng dụng trong cuộc sống

4. Phân loại vải fabric thông dụng hiện nay

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chất liệu vải fabric, dưới đây mình sẽ liệt kê ra một vài loại vải thông dụng.

4.1 Vải sợi cotton

Cotton là loại vải tự nhiên được sản xuất chủ yếu từ sợi bông và các chất hoá học

Vải sợi Cottton
Vải sợi Cottton

Ưu điểm:

  • Sợi bông có nguồn gốc từ tự nhiên
  • Chất liệu này có khả năng thấm hút cực kỳ tốt
  • Sản phẩm làm từ cotton thường khá thoáng mát và thân thiện với làn da
  • Giá thành vải cotton thường khá rẻ

Nhược điểm:

  • Bề mặt vải khá dễ nhăn và bám bụi
  • Độ bền của cotton tương đối kém
  • Khi sử dụng trong thời gian dài, cấu trúc vải sẽ bị giãn ra

4.2 Vải sợi len

Vải len là chất liệu vải được dệt từ lông động vật, chủ yếu là lông cừu, nhưng thỉnh thoảng người ta cũng sử dụng lông dê, lạc đà hoặc thỏ.

Vải sợi len
Vải sợi len

Ưu điểm:

  • Trọng lượng vải len thường khá nhẹ, xốp
  • Cấu trúc vải thấm nước khá tốt
  • Hiếm khi bị nhăn
  • Có khả năng giữ ấm tốt

Nhược điểm:

  • Dễ bị nấm mốc
  • Dễ rách, tưa sợi khi gặp tác động mạnh

4.3 Vải sợi lụa

Vải lụa là chất liệu vải cao cấp có bề mặt tương đối mềm mại, mỏng nhẹ. Chất liệu này chủ yếu được sản xuất từ tơ tằm tự nhiên.

Vải sợi lụa
Vải sợi lụa

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải lụa khá mềm mịn
  • Lớp vải mỏng, nhẹ
  • Có độ bóng tự nhiên
  • Khả năng thấm hút tốt

Nhược điểm

  • Dễ co nhăn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ bị phai, bạc màu

4.4 Sợi tổng hợp 

Vải sợi tổng hợp là chất liệu vải tổng hợp được tạo ra từ quá trình tinh chế than đá, dầu mỏ hoặc khí đốt.

Sợi tổng hợp 
Sợi tổng hợp

Ưu điểm:

  • Trọng lượng vải tương đối nhẹ
  • Độ bền cực kỳ cao
  • Khả năng đàn hồi tốt
  • Hiếm khi bị nhăn
  • Khi giặt rất nhanh khô

Nhược điểm:

  • Khả năng thấm hút kém
  • Bề mặt vải dễ bị ố vàng
  • Cấu trúc vải không thoáng khí, gây bí, nóng khi mặc
  • Khả năng chịu nhiệt kém

4.5 Sợi nhân tạo

Sợi nhân tạo hay còn được gọi là sợi tổng hợp, là loại sợi được nghiên cứu bởi con người, được sản xuất từ các hóa chất trong nhà máy như Polyester, Nylon, Acrylic,…

Sợi nhân tạo
Sợi nhân tạo

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về chất liệu vải fabric cũng như cách phân biệt thuật ngữ fabric với textile. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chất liệu này. 

Tìm hiểu thêm: Vải Cashmere Là Gì? Tại Sao Lại Là Vải Dành Cho Giới Thượng Lưu

4.7/5 - (7 bình chọn)
error: Content is protected !!