Vải lanh là gì? Chất liệu này có nguồn gốc từ đâu, có gì đặc biệt mà nhiều người ưa chuộng đến vậy? Mời bạn cùng Balo Túi Xách Việt tìm hiểu kỹ hơn về chất liệu này nhé!
1. Vải Lanh là gì?
Là chất liệu được làm từ các phần vỏ, xơ hoặc là sợi của cây lanh. Cây Lanh chủ yếu xuất hiện ở những khu vực có khí hậu mát mẻ, thường xuất hiện chủ yếu ở Phía Tây Bắc của nước ta, và ở khu vực có nhiệt độ tương đối lạnh đặc biệt là ở Sapa.
Trước đây vải Lanh được dệt theo cách truyền thống, quay tơ nhưng hiện nay sợi lanh đã được đưa vào các máy dệt để tạo thành vải. Cách sản xuất này mang lại số lượng vải nhiều, đa dạng hơn về màu sắc, hoa văn.
2. Lịch sử, nguồn gốc vải Lanh
Vải Lanh là một trong số các chất liệu, loại vải lâu đời nhất trên thế giới. Các nhà khảo cổ tìm thấy những sợi lanh nhuộm bên trong một hang đá vào thời tiền sử ở Gruzia.
Thời Ai Cập cổ đại, vải lanh đôi khi còn được dùng để làm tiền tệ. Xác ướp Ai Cập được quấn trong vải lanh bởi Lanh được xem là loại vải biểu tượng cho sự giàu có, cho ánh sáng và cho sự tinh khiết. Đến tận ngày nay, vải lanh cũng là chất liệu có giá thành cao.
Sợi lanh có chiều dài từ 25-50mm; đường kính trung bình từ 12-16μm. Có hai loại sợi được làm từ cây Lanh với hai loại sợi gồm ngắn và dài; Sợi ngắn dùng cho các loại vải thô, sợi dài hơn thì được dùng cho các loại vải tốt hơn. Với bề mặt cắt ngang của sợi lanh sẽ tạo thành hình đa giác không đều, và tạo kết cấu thô của vải lanh.
3. Đặc điểm của vải linen
Đặc điểm của vải lanh là gì?
- Vải lanh rất mịn: Thành phần vải không có xơ vải nên rất mềm mịn và mát mẻ. Đặc biệt khi mang đi giặt các sản phẩm từ vải lanh thì vải càng mềm mịn hơn nữa.
- Vải Lanh có độ bóng tự nhiên cao: Vải Lanh có độ bóng cao hơn các loại vải khác nhờ vào thành phần sợi polyester và có độ bóng hoàn toàn từ nhiên. Ngoài ra, màu sắc cũng tự nhiên và có thể thay đổi từ màu trắng ngà, xám, nâu vàng hoặc là màu mộc.
- Vải lanh dễ bị nhăn: Vải có độ đàn hồi kém, nên các sản phẩm làm từ vải lanh như là áo sơ mi sẽ rất dễ bị nhăn ở cổ áo, viền. Các sợi vải rất dễ bị đứt, đặc biệt là ở các nếp gấp, nếp nhăn khi mà người dùng thường xuyên chịu sự tác động của ủi (là).
- Khi được xử lý đúng theo quy chuẩn, vải lanh cho khả năng hấp thụ và xả nước rất nhanh chóng và đạt được độ ẩm mức tối đa lên tới 20% mà không gây cảm giác ẩm ướt khi sử dụng.
- Có độ bền, chắc: Các sợi vải lanh không bị kéo giãn khi sử dụng, khả năng chịu mòn tốt nên các sản phẩm làm từ vải lanh có độ bền cao.
- Có khả năng chống bọ thảm nên người tiêu dùng thường lựa chọn các loại vải thảm trải bằng vải lanh. Đồng thời, lanh còn có khả năng chống bụi, bẩn tốt, việc vệ sinh sản phẩm vải lanh cũng rất dễ dàng, đặc biệt còn chịu được nhiệt độ cao, có độ rút ban đầu vừa phải, không quá cao.
4. Quy trình sản xuất vải Lanh (Linen)
Các bước sản xuất vải lanh khá cầu kỳ, phức tạp. Cụ thể như sau:
4.1 Thu hoạch cây Lanh
Để tạo ra được những sợi lanh dài nhất, người ta phải nhổ toàn bộ cây lanh hoặc cắt sát gốc cây, sau đó mang đi tách ra bằng quá trình cơ học.
4.2 Giầm cây lanh
Sau khi thu hoạch, cây Lanh được mang đến để ngoài ruộng hoặc đặt vào trong bể để giầm, để loại bỏ đi chất pectin có khả năng tạo liên kết của các sợi lanh.
4.3 Tách và phá vỡ cây lanh
Sau khi giầm, cây lanh sẽ được tách các cuốn xơ bên ngoài ra khỏi phần gỗ mềm của cây. Đây là bước quan trọng cho cấu trúc sợi lanh. Sau khi thân cây lanh đã bị phân hủy, việc tách sợi bên ngoài và bên trong cây lúc này có thể áp dụng. Người thợ sẽ dùng các con lăn để nghiền nát, phá vỡ thân cây để loại vỏ sợi bên ngoài thân.
4.4 Tạo hình sợi lanh
Sau khi tách, những sợi lanh thu được sẽ được chải kỹ lưỡng thành các sợi mỏng, với những sợi lanh dài sẽ được đi qua qua máy trải sợi còn sợi lanh ngắn sẽ được loại bỏ. Trước kia người thợ dệt sợi thường dùng máy kéo sợi thủ công, nhưng hiện nay ở các nhà máy sản xuất thường sử dụng máy công nghiệp, công nghệ tân tiến, hiện đại đã được dùng cho bước này nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.
4.5 Se và sấy sợi lanh
Sợi lanh được cuộn trên suốt chỉ khi qua khung kéo; Rồi được đưa qua bể nước nóng để se sợi nhằm đảm bảo độ kết dính, không bị rơi.
Tiếp theo, người thợ sẽ làm khô sợi vải và cuộn lên ống chỉ. Các sợi lanh được dệt thành vải, mang đi tẩy trắng, nhuộm màu và phủ bóng trước khi mang đi tiêu thụ.
5. Ứng dụng Vải Lanh
Từ khi Lanh được sử dụng, tới nay việc ứng dụng loại vải này đã có nhiều sự thay đổi. Hiện nay vải linen được dùng để làm chăn ga gối đệm, khăn ăn, khăn trải bàn,… và các mặt hàng dùng để trang trí nội thất thương mại như tấm phủ nền, bọc sofa, rèm,… và cũng không thiếu trong ngành may mặc như trang phục, áo đồng phục công ty, váy,… cho đến những sản phẩm công nghiệp: túi đựng hành lý, trong ngành tranh sơn dầu hoặc là chỉ khâu,…
Cũng có một thời vải lanh được sử dụng để làm phần họa tiết phần mu cho giày lười, hiện nay nó được thay thế bằng sợi tổng hợp để làm. Hiện nay đang có một số nghiên cứu thử nghiệm về sự kết hợp giữa hai loại sợi tự nhiên được xem là tốt nhất và rẻ nhất (gồm sợi bông và sợi lanh) để tạo ra một loại chỉ mới nhằm mong muốn sẽ cải thiện chất lượng của vải bông chéo trong thời tiết nóng và ẩm.
6. Ưu nhược điểm của Vải Lanh
Linen gồm có các ưu và nhược điểm như sau:
6.1 Ưu điểm
- Có độ bóng tự nhiên rất cao.
- Có thể giặt tay hoặc giặt máy
- Có độ bền cao.
- Khả năng thấm hút tốt.
- Không gây dị ứng với mọi loại da người sử dụng.
- Thân thiện với môi trường.
6.2 Nhược điểm
- Có độ co giãn, đàn hồi thấp
- Dễ bị gãy sợi, dễ rách áo.
- Dễ bị nhăn
7. Sử dụng 04 loại vải lanh (linen) phổ biến
Có bốn loại vải lanh đang được dùng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Cụ thể:
7.1 Vải lanh Damask
Loại vải có quy trình dệt phức tạp, cố độ tinh tế cao nhất trong các loại vải lanh còn lại. Được dệt trên khung dệt Jacquard nhằm tạo hiệu ứng như thêu, vải chất nên được dùng phổ biến trong các mặt hàng trang trí, không được dùng thiết kế hàng may mặc.
7.2 Vải linen dệt trơn
Loại vải dệt lanh trơn được sử dụng chủ yếu làm khăn bông, khăn lau tay, khăn lay dát. Kỹ thuật dệt trơn khá lỏng nên cho độ bền không cao nên được ứng dụng vào tạo thẩm mỹ.
7.3 Vải lanh dệt lỏng
Thường được sử dụng trong công nghệ làm tả và băng vệ sinh tái sử dụng. Vì có độ thấm hút rất cao nhưng độ bền lại rất kém.
7.4 Vải linen dạng tấm
Linen có độ mềm mại cao nên được dùng để may quần áo nhiều nhất. Vải lanh tấm có số lượng sợi cao nên có nhiều ưu điểm hữu ích cho ngành may mặc thời trang.
Vải lanh là gì? Nếu còn điều gì muốn biết thêm về giá thành, vải lanh đang được may các loại sản phẩm túi xách vải lanh nào giá rẻ, thẩm mỹ cao quý khách hàng vui lòng liên hệ Xưởng May, gia công Balo Túi Xách Việt để có được sự phục vụ uy tín và đúng yêu cầu, thông qua Hotline: 0909 924 075