Vải polyester là gì? Trong tất cả các loại vải trên thị trường, chất liệu polyester vẫn luôn là lựa chọn phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất. Vải polyester là gì? Có ưu điểm nào vượt trội hơn so với những loại vải có nguồn gốc tự nhiên như vải lanh, vải cotton,… trong khi vải Polyester là chất liệu tổng hợp nhân tạo. Nếu bạn quan tâm và muốn hiểu kỹ hơn về loại vải này, mời bạn cùng Balo Túi Xách Việt tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Tổng quan về chất liệu vải Polyester
Phần này chúng ta cùng tìm hiểu về polyester là gì và nguồn gốc của nó.
1.1. Polyester là gì?
Chất liệu Polyester là một thuật ngữ tổng quát được dùng để gọi bất kỳ loại vải nào có cấu tạo từ sợi polyester. Là dạng sợi tổng hợp với chất cấu thành đặc trưng là ethylene (thuộc gốc dầu mỏ). Về cơ bản, polyester cũng là một loại nhựa, các sợi polyester hoàn chỉnh được tạo thành thông qua quá trình hóa học trùng hợp và có 04 dạng sợi cơ bản: sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Polyester là tên viết tắt của một loại polymer, viết tắt của polyetylen terephthalate (PET) nhân tạo tổng hợp. PET được tạo ra từ hỗn hợp 2 chất ethylene glycol và terephthalic acid.
1.2. Nguồn gốc sợi Polyester
Vào năm 1941, sợi Polyester được phát hiện lần đầu tiên bởi 2 nhà hóa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Vào năm 1970, chất liệu này ngày càng trở nên phổ biến tại Mỹ nhờ các thước phim quảng cáo và poster được treo đầy ở khắp nơi miêu tả rằng: “Polyester là một chất liệu vải siêu bền và không nhăn, quần áo bằng chất liệu này bạn có thể mặc nó liên tục đến ngày thứ 68 mà vẫn không cần ủi lại và trông vẫn rất đẹp “ngất ngây con gà tây”. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin mà vẫn có một số tranh cãi xoay quanh tình an toàn của chất liệu này.
Thời kỳ đỉnh cao của vải Polyester dường như là ở những năm 70, khi mà dòng nhạc sàn Disco dần trở thành món ăn tinh thần đại chúng trên nhiều quốc gia. Tất nhiên bạn sẽ được chiêm ngưỡng các ca sĩ Họ đã diện những độ bồ suit lấp lánh và bóng bẩy được làm từ vải Polyester.
2. Quy trình sản xuất vải Polyester
Polyester có nhiều phương pháp sản xuất, tùy thuộc vào dạng sợi (bao gồm: sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill, sợi filament). Chung quy lại, một quy trình sản xuất sợi Polyester đều trải các bước chính sau:
2.1 Phản ứng trùng hợp
Để tạo thành polyester, người thợ trộn hỗn dimethyl terephthalate với ethylene glycol (có thêm chất xúc tác) và được đun nóng ở nhiệt độ 50-210 ° C để tạo ra một hợp chất mang tên Monomer.
Tiếp đó, Monomer được cho phản ứng với Axit Terephthalic và đun nóng ở nhiệt độ 280 ° C. Lúc này, chất Polyester bắt đầu hình thành và được đùn qua một khe và tạo thành các dải Polyester
2.2 Sấy khô
Các dải Polyester sau đó được sấy khô và làm mát cho đến khi chất liệu dần trở nên giòn hơn. Tiếp tục, chúng sẽ được cắt thành nhiều mảnh nhỏ, tiếp tục được sấy khô lần nữa để đảm bảo rằng sợi Polyester thành phẩm luôn có chất lượng nhất quán.
2.3 Đùn sợi
Các mảnh Polyester sẽ được nấu chảy ở nhiệt độ 260 – 270 độ C để tạo thành một hỗn hợp dung dịch đặc sệt như là dạng siro. Dung dịch Polyester được đặt vào trong ổ phun sợi và đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình tròn.
Mật độ lỗ trong ổ phun sẽ là kích thước của sợi. Những sợi Polyester đơn được tạo thành khi các sợi nhỏ được phun ra từ ổ và xoắn lại với nhau. Trong quá trình đùn sợi, người thợ có thể sẽ thêm nhiều hóa chất khác nhau vào hỗn hợp (theo yêu cầu) để khắc phục một số khuyết điểm của sợi Polyester nguyên bản như là: chất chống tĩnh điện, kháng khuẩn và kháng cháy,…
2.4 Kéo sợi
Khi mới được tạo thành, các sợi Polyester rất mềm, có thể kéo dãn mảnh Polyester với chiều dài gấp vài trăm lần nếu như so với chiều dài ban đầu. Sợi Polyester nếu như càng bị kéo dãn nhiều chúng sẽ càng có độ dày và đường kính nhỏ. Độ mềm cứng của sợi Polyester thành phẩm cuối cùng như thế nào sẽ được quyết định ở bước này.
2.5 Cuốn sợi
Sau khi kéo xong, sợi Polyester sẽ được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng cho khâu dệt vải.
3. Ưu và nhược điểm vải polyester là gì?
Quá trình sản xuất như trên liệu rằng chất vải này sẽ có những ưu điểm thôi hay vẫn có các nhược điểm song song đó?
3.1. Ưu điểm
Một số các ưu điểm nổi trội của vải polyester như sau:
3.1.1. Dễ giặt ủi
Polyester rất bền, chịu được nhiều hóa chất vì vậy mà bạn sẽ không lo khâu giặt giũ, việc phơi phóng vải cũng rất dễ dàng. Đối với vải Polyester, giặt và sấy khô tại nhà mà không lo lắng về nhiệt có thể làm hư vải hoặc là lo về chế độ giặt quá mạnh so với khả năng chịu lực của vải.
Đồng thời, vải Polyester là một loại vải khô rất nhanh, và đây cũng là lý do tại sao vải Polyester rất được lòng chị em nội trợ.
3.1.2. Độ bền tốt
Polyester cho khả năng chống co rút và chống giãn nhão rất tốt. Nhờ quá trình kéo sợi mà, sợi polyester được cuộn vào nhau và tạo thành một cấu trúc chắc chắn khó phá vỡ. Trong khi đó, một số loại vải khác như chiffon, cotton thun,…Chúng có xu hướng là nhanh chóng bị nhão, bị chùng xuống sau một thời gian. Vải polyester giữ được hình form dáng ban đầu gần như trong suốt thời gian mặc quần áo loại vải này. Đồng thời, Polyester cũng có khả năng chống nhăn và không bị mài mòn.
3.1.3. Giá thành rẻ
Vì nguyên liệu sản xuất vải Polyester không có chi phí cao, cộng thêm vào đó là quy trình sản xuất vải khá đơn giản nên tạo nên chất liệu vải Polyester có giá thành rất rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc, đáp ứng tối đa hầu hết nhu cầu, đối tượng người tiêu dùng.
3.1.4. Các ưu điểm khác
Bên cạnh 3 thế mạnh, ưu điểm trên thì chất liệu vải Polyester cũng mang lại khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc rất tốt. Quần áo polyester thường có bề mặt vải trơn mượt nên rất dễ chịu cho làn da người mặc; bề mặt vải cũng khó bám bẩn.
3.2. Nhược điểm
Với các trang phục có chất liệu 100% polyester, hầu hết vải thường có xu hướng tĩnh điện, đôi khi bạn sẽ thấy chúng khiến cho mái tóc lông tay, lông chân… bị dựng lên. Nếu như chạm vào người khác, vải polyester có thể gây ra các cú sốc điện tĩnh. Khá nguy hiểm nên để có thể loại bỏ vấn đề này, polyester thường được các nhà sản xuất pha với các loại sợi khác, điển hình là sợi bông (Polyester Cotton).
Vải polyester khá nóng, không thấm hút mồ hôi tốt nên đặc biệt được bảo quản vào mùa hè. Là do khả năng hấp thụ độ ẩm của sợi polyester rất thấp, không như các loại vải tự nhiên khác. Tuy nhiên, ngày nay với công nghệ phát triển, các nhà sản xuất cũng đang tiến hành sản xuất ra nhiều sợi polyester có khả năng hút ẩm tốt.
Với người có làn da nhạy cảm, hầu hết sẽ không thích vải Polyester vì chúng có thể sẽ gây ra dị ứng, châm chích cho làn da.
4. Ứng dụng của vải Polyester là gì?
Một số ứng dụng phổ biến, rộng rãi nhất của vải Polyester như sau:
4.1. May mặc
Vải Polyester được xem là một lựa chọn lý tưởng đối với ngành may mặc, chúng cho độ bền tốt cùng với khả năng chống nhăn đáng kinh ngạc.
Vải Polyester được sử dụng để sản xuất các trang phục thể thao có pha thêm cotton để làm tăng khả năng thấm hút mồ hôi. Vải Polyester còn được ứng dụng vào việc may các sản phẩm chống thấm nước như dù, bạt, áo mưa,… các sản phẩm dùng làm vỏ bọc ngoài của hành lý, túi đựng tài liệu,…
4.2. Công nghiệp
Polyester được ứng dụng khá rộng rãi trong ngành công nghiệp, dùng để sản xuất các loại sản phẩm vải công nghiệp, vật liệu cách điện, đệm… Vì sợi Polyester sở hữu nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các loại sợi truyền thống ở đặc điểm: không hút ẩm nên giúp vải khó dính bẩn (chẳng hạn như bùn đất), kháng khuẩn, kháng bụi. Vải Polyester cũng dễ bắt màu nhuộm, không bị hủy hoại bởi nấm mốc.
Vải Polyester cũng được ứng dụng vào ngành may chăn, gối, đệm,…. Tương tự như quần áo thể thao, vải polyester được pha thêm sợi cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi.
Vải polyester là gì? Bài viết tổng hợp những thông tin hữu ích về vải polyester này sẽ giúp quý khách hàng an tâm hơn khi sử dụng chúng. Nếu quý khách có nhu cầu đặt may balo túi xách, vali có liên quan đến chất liệu này, xin vui lòng liên lạc xưởng Balo Túi Xách Việt để chúng tôi được tư vấn, thông qua Hotline: 0909 924 075.