0909 1568 04

Banner Blog

GÓC TIN TỨC
TRANG CHỦ / Vải Ren Là Gì? Đặc Điểm Nổi Trội Và Những Ứng Dụng

Vải Ren Là Gì? Đặc Điểm Nổi Trội Và Những Ứng Dụng

Đối với các chị em phụ nữ, vải ren chắc là chất liệu không thể thiếu trong tủ đồ bên cạnh các chất liệu đa dạng khác. Với những đặc tính nổi bật cùng vẻ ngoài nữ tính, gợi cảm. Chất liệu này nhanh chóng chiếm được tình cảm của người dùng và được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Hôm nay, balotuixachviet.vn sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về những đặc điểm và ứng dụng của loại vải này.

1. Vải ren là vải gì? Vải lace là vải gì?

Vải ren hay còn có tên gọi khác là vải lace. Là một chất liệu vải có cấu trúc đặc biệt. Bề mặt vải được tạo ra từ việc bện hoặc xoắn các sợi nhằm tạo ra những lỗ hổng và khoảng không nhỏ, đan xen nhau. Ngoài ra, người ta còn sử dụng kỹ thuật đục lỗ trên lớp vải có sẵn để tạo thành ren.

Vải ren là vải gì?
Vải ren là vải gì?

Đây là chất liệu có độ nhận diện cao, nhờ vào cấu trúc đan may đặc biệt trên bề mặt. Số lượng sợi và mũi đan càng nhiều, thì chất lượng vải càng tốt.

Vải ren ban đầu chỉ được dệt thành màu trắng và hoa văn trang trí đơn điệu. Sau đó, người ta đã cải tiến và đầu tư nhiều hơn vào khâu nhuộm màu. Từ đó, chất liệu này sở hữu màu sắc vô cùng đa dạng, đáp ứng được thị hiếu của người dùng.

2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của vải ren

Nguồn gốc của vải ren vẫn còn khá mơ hồ. Tuy nhiên, người ta cho rằng thành Venice nước Ý chính là nơi sản sinh ra chất liệu này. Bởi cuốn sách đầu tiên miêu tả về hoa văn trên vải ren có tên “Le Pompe” được ra đời tại quốc gia này.

Vào khoảng những năm 1600, các chất liệu ren cao cấp bắt đầu được sản xuất tại các quốc gia lớn. Trong đó phải kể đến như: Bỉ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha,… Và kể từ đây, chất liệu này trở thành một loại vải xa xỉ dành riêng cho giới quý tộc.

Nguồn gốc hình thành và phát triển của vải ren
Nguồn gốc hình thành và phát triển của vải ren

Xuyên suốt từ thế kỷ XVI đến XVIII, đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của chất liệu này. Chúng không chỉ được cải tiến về công nghệ sản xuất. Mà còn được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực. Có thể nói tại thời điểm này, vải ren chính là biểu tượng của sự quyền quý.

Bắt đầu từ thế kỷ XIX, chất liệu ren dần được sản xuất đại trà nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tầng lớp nhân dân. Ngày nay, vải ren vẫn giữ được giá trị vốn có của mình. Bên cạnh đó, chúng còn được tin dùng trong nhiều thiết kế và lĩnh vực khác nhau.

3. Các loại vải ren thông dụng

Tuỳ vào nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất, người ta chia vải ren thành nhiều loại. Tuỳ từng chất liệu khác nhau sẽ phục vụ những nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

Các loại vải ren thông dụng
Các loại vải ren thông dụng

Dưới đây là một vài chất liệu ren thông dụng

  • Needle Lace (Ren Kim): Chất liệu này được tạo ra bằng cách sử dụng kim và chỉ đan ra hàng trăm mũi khẩu nhỏ. Do vậy, bề mặt vải tương đối mong manh và đơn giản. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ được sự tinh tế. 
  • Bobbin Lace (Ren Cuộn): Đây được xem là một chất liệu ren cao cấp. Được tạo ra bằng cách bện và xoắn nhiều sợi chỉ với màu sắc đa dạng. Chất liệu này còn có tên gọi khác là ren gối. 
  • Cutwork Lace (Ren Thêu): Chất liệu này thường được sử dụng nhiều trong trang phục váy cưới và phụ kiện. Người ta sẽ sử dụng phương pháp đục lỗ trên bề mặt vải nhằm tạo ra những cấu trúc vải đặc biệt.
  • Tape Lace (Ren Băng): Ren Băng thường được dệt bằng phương pháp dệt tay hoặc dệt máy. Từ xa xưa, chất liệu này đã được sử dụng trong các đường viền trang trí của khăn trải bàn, khăn che mặt, cổ áo và khăn tay,…
  • Knotted Lace (Ren Thắt Nút): Chất liệu này thường được dùng trong sản xuất phụ kiện trang trí. Cấu trúc vải được hình thành từ những nút thắt khác nhau
  • Crochet Lace (Ren Móc): Người ra sẽ sử dụng kim móc và các sợi chỉ mỏng. sau đó móc đan xen lại với nhau và tạo thành chất liệu crochet lace. Chất liệu này chủ yếu được sử dụng trong may khăn choàng cổ, rèm cửa,…

4. Vải ren có ưu nhược điểm gì?

Tương tự như những loại vải khác, chất liệu vải ren cũng sở hữu cho mình những ưu điểm nổi bật. Và bên cạnh đó là một vài hạn chế nhỏ

ưu nhược điểm vải ren
Ưu nhược điểm vải ren

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải mỏng nhẹ: Cấu trúc vải ren tương đối mỏng nhẹ. Do vậy, khi mặc người dùng sẽ cảm thấy khá thoải mái, dễ chịu
  • Không bị co giãn: Vải ren không dễ bị co, giãn sợi khi gặp các tác nhân như nước,…
  • Độ bền màu cao: loại vải này sở hữu nhiều màu sắc bắt mắt. Và chúng vẫn giữ được độ tươi sáng qua thời gian dài sử dụng
  • Thiết kế đa dạng, tinh tế, nhiều màu sắc: Chất liệu này có cấu trúc hoa văn khá phong phú nổi bật, màu sắc của vải cũng vô cùng đa dạng
  • Tính thẩm mỹ cao: Đối với chị em phụ nữ, khi khoác lên mình trang phục vải ren sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái và gợi cảm.

Nhược điểm:

  • Vải mỏng, trong suốt: Nếu không được may cùng lớp vải lót thì khi mặc dễ trở nên phản cảm, thiếu tinh tế
  • Dễ rách: do lớp vải khá mỏng, nên khi gặp các vật sắc nhọn sẽ dễ bị rách hoặc tưa sợi
  • Khó vệ sinh: Khi sử dụng máy giặt, cấu trúc hoa văn trên vải sẽ bị biến đổi

5. Các ứng dụng hữu ích của vải ren trong đời sống

Ngày nay, vải ren rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

  • Ứng dụng trong đồ dùng nội thất: các sản phẩm rèm cửa, khăn trải bàn, chăn ga gối đệm,… được làm từ ren luôn là lựa chọn hàng đầu. Nét đẹp tinh tế của ren góp phần làm cho không gian nhà trở nên sang trọng và tươi mới hơn
  • Làm phụ kiện trang trí, đồ handmade: Với những hoa văn trang trí bắt mắt. Vải ren luôn được các tín đồ handmade tin dùng và sáng tạo ra nhiều phụ kiện khá đáng yêu

6. Sử dụng vải ren để sản xuất hàng may mặc

Với vẻ ngoài sang trọng, thanh lịch và quyến rũ. Vải ren luôn là lựa chọn hàng đầu trong các thiết kế váy, đầm, áo,.. của chị em phụ nữ. Những trang phục vải ren luôn mang lại sự cuốn hút, sang trọng.

Sử dụng vải ren để sản xuất hàng may mặc
Sử dụng vải ren để sản xuất hàng may mặc
  • Váy cưới: Sự mong manh và tinh tế của vải ren là đặc tính hoàn hảo cho các trang phục váy cưới. Chất liệu này sẽ góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tinh khiết, sang trọng cho cô dâu trong ngày trọng đại
  • Váy đầm dự tiệc: Với những quý cô sang trọng, dĩ nhiên không thể bỏ qua chất liệu này trong các buổi dạ tiệc. Chất liệu ren sẽ làm cho những bộ váy dạ hội trở nên nổi bật và quyến rũ hơn.
  • Áo sơ mi công sở: Loại vải này còn được sử dụng trong các trang phục công sở của cô nàng hiện đại. 
  • Sản xuất đồ lót nữ: Chất liệu này cũng vô cùng được ưa chuộng trong sản xuất đồ lót. Chúng không chỉ có được độ thấm hút cao và bề mặt thoáng mát. Mà còn góp phần tăng lên vẻ đẹp quyến rũ cho người dùng

7. Bí quyết chọn mua vải ren tốt

Tuỳ vào từng hoàn cảnh, theo mùa và theo dáng người, chúng ta sẽ linh hoạt chọn mẫu vải ren phù hợp. Dưới đây là một vài lưu ý mà mọi người có thể tham khảo.

Chọn vải ren phù hợp với ngữ cảnh:

Đây là yếu tố khá quan trọng khi bạn chọn trang phục. Bởi chúng sẽ quyết định ấn tượng đầu tiên khi gặp mặt.

  • Vào những dịp trang trọng, hoặc đến những nơi có không gian sang trọng, lịch thiệp. Bạn cần chọn trang phục vải ren có sự kín đáo, ví dụ như có lớp lót bên trong. Điều này không chỉ giúp bạn giữ được sự kín đáo, mà còn giữ được nét sang trọng, thu hút
  • Còn đối với những dịp dạo phố, du lịch. Bạn có thể tuỳ ý chọn chất liệu ren mỏng nhẹ. Góp phần tăng lên sự hấp dẫn và thu hút ánh nhìn
Chọn vải ren phù hợp với ngữ cảnh
Chọn vải ren phù hợp với ngữ cảnh

Chọn vải theo mùa:

Yếu tố thời tiết vào mỗi mùa cũng khá quan trọng khi chọn vải đấy.

  • Mùa hè: vào thời điểm này, bạn hãy ưu tiên chọn các trang phục có màu sắc tươi sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những chất liệu có độ dày vừa phải. Nhằm hạn chế cảm giác bí, nóng vào những ngày hè oi ả
  • Mùa đông: Vào những ngày trời trở lạnh, bạn nên chọn trang phục có gam màu nóng để tạo nên sự ấm áp. Bên cạnh đó, đừng chọn chất liệu quá dày. Chúng sẽ làm bạn mất đi sự uyển chuyển và trở nên khá cứng nhắc

Chọn vải theo dáng người:

  • Những bạn có thân hình mũm mĩm nên chọn chất ren mỏng và không quá bó sát
  • Đối với những bạn mảnh mai nên chọn chất ren có độ dày vừa phải
  • Còn các bạn có thân hình cân đối có thể ưu tiên chọn vải ren mỏng, có gam màu tối

8. Cách bảo quản vải ren

Đặt tính vải ren khá mỏng manh và đường may có cấu trúc đặc biệt. Do vậy, khi tiến hành vệ sinh và bảo quản các bạn nên lưu ý những điểm dưới đây

  • Nên chọn phương pháp giặt tay thay vì giặt máy. Cơ chế hoạt động của máy giặt rất dễ làm cấu trúc vải ren bị hư hại
  • Nên ngâm vải trước khi giặt để giúp lớp vải trở nên mềm hơn
  • Cần hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh vải
  • Đối với các vết bẩn, bạn có thể sử dụng nước ấm, chanh và muối để làm sạch
  • Hãy chọn những nơi khô thoáng khi phơi vải. Cần tránh phơi vải dưới ánh nắng trực tiếp
  • Bảo quản vải ở nên khô thoáng nhằm tránh vải bị ẩm mốc và có mùi khó chịu

9. Một vài câu hỏi về vải ren thường gặp

Vải ren là gì?

  • Là loại vải được tạo ra từ kỹ thuật bện, xoắn sợi nhằm tạo ra các lỗ hổng trên bề mặt

Các loại ren phổ biến?

  • ren kim, ren cuộn, ren thêu, ren băng, ren thắt nút, ren móc

Ưu điểm của chất liệu ren?

  • bề mặt mỏng nhẹ, trong suốt, độ bền cao, màu sắc và mẫu mã đa dạng

Nhược điểm của vải ren

  • Dễ rách, cần được may chung chất liệu khác

Ứng dụng của ren?

  • may quần áo, trang trí nội thất, phụ kiện trang trí, đồ handmade,…

Qua bài viết này, có thể thấy vải ren là một chất liệu khá đặc biệt và có tính thẩm mỹ cao. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết này có thể giúp bạn phần nào hiểu được những đặc tính và phân loại cũng như cách bảo quản chất liệu vải này. 

Tìm hiểu thêm: Vải Cashmere Là Gì? Tại Sao Lại Là Vải Dành Cho Giới Thượng Lưu

4.6/5 - (8 bình chọn)
error: Content is protected !!